Hướng dẫn cách làm cửa lùa cho thợ cửa mới bắt đầu

 09/04/2023  0  Bình luận
Nội dung bài viết

    Trong nội dung bài viết này Casca.vn sẽ chia sẻ với bạn chi tiết cách làm cửa lùa. Trước hết chúng ta cùng nhau tìm hiểu cấu tạo cửa lùa để dễ dàng định hình cách làm cửa lùa hơn nhé. 

    Cấu tạo cửa lùa 

    Cửa lùa được sử dụng làm cửa sổ hoặc cửa chính. Chúng được tạo nên từ 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh,... Dù được cấu tạo từ bao nhiêu cánh, cửa lùa đều có 4 phần chính. Gồm: 

    • Ray trượt: Được làm từ nhôm cao cấp hoặc inox để tránh tình trạng han gỉ khi sử dụng.
    • Bạc đạn: Được dùng để liên kết phần máng ray với cánh cửa. Nhờ có bạc đạn mà cửa trượt đóng mở dễ dàng hơn trên đường ray.
    • Cánh cửa chính đã bao gồm các phụ kiện như tay nắm, khóa,... Cửa chính có thể được làm từ nhôm, kính cường lực, cửa inox,... 
    • Bánh xe kim loại giúp cửa trượt nhanh hơn và êm hơn trên đường ray.

    Bên cạnh đó, khi làm cửa lùa, chúng ta cũng cần thêm nhiều phụ kiện khác như máy khoan, máy cắt, gioăng cao su, ốc vít,...

    Những mẫu cửa lùa hiện đại, cấu tạo thông minh cùng kiểu dáng đẹp mắt đang ngày càng được nhiều gia chủ, công ty hoặc xí nghiệp yêu thích lựa chọn. Vậy, quy trình, cách làm ray cửa lùa sắt chuẩn xác như thế nào, cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!

    Ứng dụng của cửa lùa sắt hiện nay

    Trước khi tìm hiểu cách làm ray cửa sắt, chúng ta cần hiểu rõ mẫu cửa này được ứng dụng như thế nào. Theo đó, cửa lùa tự động thường được ứng dụng để làm cửa chính tại các doanh nghiệp, văn phòng, nhà xưởng,...

    Hoặc làm cửa mặt tiền tại các nhà hàng, trung tâm thương mại, cửa tiệm,... Người dùng có thể sử dụng phần cánh cửa là kính cường lực để không gian bên trong thông thoáng hơn. Đồng thời, giúp giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến khách hàng các mặt hàng bày trí, kinh doanh bên trong. 

    Cửa lùa sắt lùa giúp tiết kiệm diện tích trong quá trình đóng, mở cửa nên cũng được nhiều gia chủ yêu thích, dùng làm các vách ngăn trong nhà như phân cách nhà bếp và phòng khách, phòng giặt với ban công,...

    Làm ray cửa lùa sắt tại nhà như thế nào chuẩn xác?

    Làm ray cửa lùa sắt gồm 2 công đoạn chính là:

    Làm ray thẳng của cửa sắt lùa

    Bước 1: Người dùng cần lựa chọn những loại thép có hình chữ V kích thước 50x70mm, có độ cứng, độ thẳng tuyệt đối.

    Bước 2: Đo chiều dài, chiều rộng phần cổng cần lắp đặt.

    Bước 3: Tiến hành hàn thanh tròn 16mm vào đoạn ray thẳng hình chữ V.

    Làm ray ở đoạn khúc cua

    Bước 1: Đầu tiên, nên chọn thép có kích thước 50x5 mm làm vật liệu hàn ray. Sau đó, chọn lốp xe tải có bán kính 15 inch đã được bơm căng làm khuôn.

    Bước 2: Uốn cong phần thép hướng 90 độ xung quanh khuôn mẫu.

    Bước 3: Tiếp tục uốn thanh tròn, hàn vào mép của thanh dẹp.

    Hướng dẫn cách làm cửa lùa 

    Để quy trình làm cửa lùa được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cần dùng. Cách làm cửa lùa được thực hiện theo quy trình gồm 6 bước dưới đây. 

    Bước 1: Cố định đà để treo bộ điều khiển 

    Đây là một bước vô cùng quan trọng, bởi đà sắt làm nhiệm vụ giữ cửa đứng tốt trên đường ray. Tránh những rủi ro khi cửa vận hành. 

    Trong bước này, bạn lưu ý nên chọn những thanh đà có khả năng chịu lực tốt, có độ dày đủ để chịu được trọng lượng của phần cửa chính và lực khi cửa di chuyển. Bạn nên ưu tiên chọn nhôm cao cấp hoặc inox. 

    Bước 2: Làm ray cho cửa lùa

    Khi làm ray cho cửa lùa chúng ta có 2 loại đường ray là đường ray thẳng và đường ray cong. 

    Đối với ray thẳng: Bạn  nên chọn loại thép V 50mm x 75mm làm đường ray theo kích thước phù hợp với cửa. Tiếp theo, bạn hãy hàn thanh tròn có đường kính 16mm vào đoạn ray thẳng. 

    Đối với đường ra cong: Bạn nên chọn thép 50mm x 5mm để hàn ray và thực hiện các bước tương tự như cách làm ray thẳng. Điểm khác biệt là ở đoạn cong, bạn hãy uốn thanh ray tạo thành hình vòng cung phù hợp với khúc cua của cửa. 

    >>> Tham khảo: Các mẫu cửa lùa tự động cao cấp tại CASCA Việt Nam.

    Bước 3: Lắp ray trượt trên đà 

    Đây là công đoạn yêu cầu tính tỉ mỉ và độ chuẩn xác cao gần như là tuyệt đối. Tránh mọi tình trạng cong vênh nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và tính mạng của người dùng.

    Bước 4: Thi công lắp cửa chính vào phần bánh xe trượt

    Bạn có thể lựa chọn cửa chính được làm từ gỗ, inox, nhôm hay kính cường lực. Sau khi đã có cánh cửa chính phù hợp, chúng ta sẽ lắp đặt phần cửa chính vào phần bánh xe trượt. Trong quá trình lắp đường ray này yêu cầu phải đảm bảo được sự cân đối giữa bánh xe và đường ray. Điều này sẽ tránh được những tiếng động khi đóng mở cửa. Đồng thời làm tăng tính thẩm mỹ và độ bền của hệ cửa lùa.

    Bước 5: Lắp cánh cửa vào đường ray

    Việc lắp đặt cửa vào đường ray cần được thực hiện nhịp nhàng, cẩn thận. Tránh những va đạp mạnh giữa phần cánh cửa và đường ray. Có như vậy mới tránh được tình trạng cong vênh đường ray hoặc làm hư hỏng cánh cửa. 

    Bước 6: Hoàn thiện cửa lùa, kiểm tra và điều chỉnh tốc độ trượt 

    Sau khi đã lắp đặt cửa vào đường ray, chúng ta nên vận hành thử cửa để đảm bảo chất lượng công trình sau thi công. Bạn cần đảm bảo cửa hoạt động trơn tru, không phát ra tiếng ồn, cửa đứng chắc chắn trên đường ray,...

    Trên đây là cách làm cửa lùa phổ thông. Nếu bạn muốn làm cửa lùa tự động, bạn hãy lắp đặt thêm motor cửa tự động. Bạn có thể tham khảo thêm các mẫu cửa tự động trên website chính thức của Casca https://casca.vn/ 

    Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối, lắp đặt các sản phẩm cửa tự động.

    Chúng tôi thường xuyên tham gia các hội thảo, triển lãm để cập nhật những xu hướng mới nhất, cũng như để được gặp các nhà thiết kế nội thất – ngoại thất, nhà thầu thi công xây dựng, kiến trúc sư, chuyên gia trong ngành để học hỏi liên tục.

    Các bài viết của chúng tôi không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin, mà còn là đảm bảo rằng mọi thông tin được đăng tải là chất lượng, có sự đầu tư chuyên sâu và hữu ích nhất cho người xem.

    ✅ Bài viết đã được kiểm duyệt nội dung

    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền:

    zalo