Bảo trì cửa tự động là công việc giúp bảo đảm cửa hoạt động dễ dàng và trơn tru. Đó là việc làm cần được thực hiện thường xuyên. Để tăng tính hiệu quả cho việc bảo trì cửa tự động, các bạn cần lựa chọn đơn vị giám sát xử lý uy tín.
Vì sao cần bảo trì và bảo dưỡng cửa tự động?
Sau một khoảng thời gian vận hành liên tục, cửa kính tự động thường phát sinh những lỗi hư hỏng trong bộ phận chuyển động của cửa. Điều này dẫn tới hỏng mạch điều khiển, động cơ của cửa tự động. Vì vậy, việc bảo trì cửa tự động định kỳ thường xuyên sẽ giúp cho cửa luôn hoạt động ở tình trạng tốt nhất.
Việc bảo dưỡng cửa tự động thường xuyên sẽ giúp tăng tuổi thọ của chúng thêm 4-5 năm. Bên cạnh đó, bảo trì cửa tự động cũng giúp cho cửa hoạt động êm ái và hạn chế hỏng hóc những phụ kiện khác.
Khi nào cần bảo trì cửa tự động?
Khi cửa tự động chuyển động chậm và phát ra âm thanh. Đó chính là dấu hiệu nhận biết cửa cần phải được bảo trì ngay lập tức trước những sự cố hỏng hóc nghiêm trọng hơn. Cửa tự động hoạt động nhiều sẽ dẫn tới những ray cửa bị ăn mòn. Vì vậy, chuyển động của cửa sẽ không còn được trơn tru như ban đầu. Lúc này, các bạn nên liên hệ ngay tới các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì cửa tự động. Họ sẽ đến kiểm tra và đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Theo như khuyến cáo của nhà sản xuất, cửa tự động cần được kiểm tra toàn diện sau 12 tháng sử dụng. Đối với những khu vực trong môi trường nhiều bụi, mưa nắng thất thường thì cửa cần được kiểm tra thường xuyên hơn.
Quy trình bảo trì cửa tự động
- Bước 1: Kiểm tra tình trạng hoạt động cửa tự động
Kiểm tra tín hiệu mắt thần của của xem có vật cản hay không? Kiểm tra tình trạng hoạt động của cửa tự động xem có bị kẹt hay gây ra tiếng ồn tại vị trí nào hay không? Kiểm tra nguồn điện cấp có đảm bảo ổn định hay không?
- Bước 2: Tháo mở nắp thiết bị cửa tự động
Tháp lắp thiết bị cửa tự động trong bước này cần lưu ý nắp che hộp kỹ thuật của cửa thường được dùng là nắp nhôm (theo cửa) và nắp inox, Alumin, và những vật liệu khác. Tiếp theo, kiểm tra và rút rắc cắm của mắt thần rồi tiến hành tháo nắp hộp kỹ thuật.
- Bước 3: Kiểm tra bảo dưỡng đường điện cấp và các dây đấu nối khác
Kiểm tra nguồn điện cấp cho mạch điều khiển cửa tự động & nguồn cấp cho motor cửa. Những dây tín hiệu cửa và dây tín hiệu báo cháy, tín hiệu mở cửa tự động bằng vân tay bảo đảm các dây điện nguồn cũng như tín hiệu được gym chặt chẽ trên ray không bị rơi xuống bên dưới đường ray chạy của cửa. Kiểm tra các đấu nối có bị đứt hay lỏng hay không. Trong trường hợp bị đứt tiến hành thay thế từng dây và ghim lại chúng chặt chẽ.
- Bước 4: Kiểm tra bảo dưỡng cho dây curoa, Puly không tải và Puly tải trên motor
Ở trên cửa kính tự động có puly sử dụng để truyền động được gắn với dây curoa. Puly không tải được biết là puly bên phía đối diện với motor. Tiến hành kiểm tra xe có bị vỡ, mòn hay không. Tiếp theo kiểm tra dây curoa có bị trùng hay không rồi tiến hành tăng dây curoa trên puly không tải.
- Bước 5: Kiểm tra các ray và con lăn cửa
Là nguyên nhân chính và là thiết bị cần phải thay thế thường xuyên định kỳ con lăn cửa tự động cũng như ray nhôm khi tiến hành kiểm tra lấy tay đẩy nhẹ cánh cửa tự động và kiểm tra xem có bị vỡ bi con lăn hay mòn không đều. Kiểm tra thanh ray nhôm bằng cách lấy tay đưa lên trên bề mặt tiếp xúc con lăn với thanh ray xem nó có bị lõm, mòn không đều hay không. Nếu như phát hiện hỏng hóc thì cần thay thế ngay
- Bước 6: Bôi trơn thiết bị cơ khí
Giống bất cứ thiết bị nào khác, hệ thống cổng tự động cũng có những bộ phận cơ khí với các trục quay, bánh răng để có thể chuyển động. Bạn cần phải bôi trơn dầu nhớt cho nó, bản lề của cánh cửa cũng cần được vệ sinh và bôi trơn để có thể giảm lực ma sát lên cánh cửa. Đồng thời, bánh xe, thanh răng cũng cần được vệ sinh cũng như bôi trơn để tránh va đập
- Bước 7: Vệ sinh và kiểm tra lần cuối cửa
- Kiểm tra vệ sinh công nghiệp trên ray nhôm bằng thiết bị RP7. Không nên sử dụng các hóa chất khác vì chúng là sẽ làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của con lăn và ray.
- Vệ sinh sạch sẽ dây curoa cửa bằng khăn khô không cho những hóa chất vào dây curoa.
- Điều chỉnh lại các thông số tốc độ đóng/mở cửa, tốc độ phanh (đóng/mở) cửa, thời gian giữ (mở cửa/ độ nhạy và trễ) của mắt cảm biến.
- Đóng điện và cho cửa kính hoạt động xem nó có bị vướng hay cọ sát vào các bộ phận nào khác hay không. Bằng cách sử dụng nút Test trên mạch điều khiển và rồi tiến hành đưa nắp hộp kỹ thuật cũng như cắm rắc nối mắt thần còn lại.
Đừng chờ tới khi cửa trượt tự động gặp sự cố hoặc có một vấn đề xảy ra rồi mới gọi điện thoại đến các công ty nhờ đội sửa chữa chuyên nghiệp. Điều này sẽ tốn kém và gây rủi ro cho sự an toàn của mọi người khi đi qua cửa tự động. Vì vậy, hãy bảo trì cửa tự động thường xuyên nhé!
CASCA VIỆT NAM
- Website: https://casca.vn/
- Hotline: 096 444 6883